Thiết kế nội thất là gì?

Thiết kế nội thất là điều không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng những ngôi nhà, văn phòng, nhà hàng, quán cafe, quán bar. Hôm nay BENRI sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn cụ thể và toàn diện về khái niệm "thiết kế nội thất".

Thiết kế nội thất là bạn đồng hành không thể thiếu của ngành kiến trúc. Một công trình kiến trúc dù có quy mô hoành tráng, hình khối độc đáo và kiểu dáng hiện đại mà phần trang trí nội thất, thiết kế không gian sử dụng bên trong không tiện dụng, không hài hòa về mặt thẩm mỹ cũng sẽ trở thành một công trình chưa hoàn thiện. Có thể nói nhà thiết kế nội thất là cánh tay nối dài trong việc hoàn thiện và thổi sự sống vào cho công trình của các kiến trúc sư. Nói cách khác, kiến trúc là phần xác và nội thất là phần hồn. Kiến trúc phải xem phong thủy về hướng và nội thất cần quan tâm tới khí. Một kiến trúc đẹp mà nội thất không hợp lý thì cũng gây khó trong việc sinh hoạt hàng ngày của gia chủ rất nhiều. Do vậy, thiết kế nội thất đang ngày càng được các chủ đầu tư quan tâm hơn và chấp nhận đầu tư nhiều hơn.

 

 

thieke_noithat_lagi_1

 

Một mẫu thiết kế phòng ăn theo phong cách hiện đại.

 

 

thieke_noithat_lagi_2

 

Một mẫu thiết kế nội thất phòng khách.

 

Con người không thể hoàn hảo nếu mất đi phầm quan trọng nhất, đó là tâm hồn. Ngôi nhà của bạn cũng vậy, ngôi nhà sẽ mất đi sức sống nếu bỏ qua phần tất yếu đó là nội thất. Nội thất là không gian bên trong công trình kiến trúc (nhà ở, văn phòng công ty, nhà hàng, khách sạn …) để làm việc, sinh hoạt, giải trí, thư giãn. Để có không gian nội thất đẹp thì ta phải thiết kế nội thất hoàn mỹ?

 

 

 

Thiết kế nội thất là gì?

 

 

Thiết kế nội thất không chỉ việc phân khu chức năng các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt mà trên hết nội thất là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí (có khảo sát cả các yếu tố tinh thần, tâm linh) để tạo một môi trường sống thuận tiện, thoải mái và cả niềm tự hào (cho chủ nhân, gia đình). Do vậy, thiết kế nội thất là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.

 

 

Một đầu bếp giỏi không thể tạo ra bữa tiệc thịnh soạn nếu không có đầy đủ các loại thực phẩm, gia vị...  Một kiến trúc sư công trình cũng có nhiều vật liệu khác nhau như gạch, cát, xi măng, kính… để có thể biến ý tưởng của mình thành công trình kiến trúc.
Vậy nhà thiết kế nội thất có các “vũ khí” gì trong tay để có thể biến một căn phòng trống rỗng thành một không gian nội thất xinh đẹp?

 

 

 

Thành phần cố định


Đây là những yếu tố mà nhà thiết kế nội thất thừa hưởng từ kiến trúc sư công trình. Tường, trần, sàn, cửa ra vào, cửa sổ là các yếu tố cơ bản, quyết định màu sắc chủ đạo và cảm quan thẩm mỹ nói chung của một không gian nội thất. Phong cách thiết kế là nhân tố chính tác động đến cảm nhận thẫm mỹ của mọi người khi bước vào không gian nội thất.

 

Chúng ta muốn cảm nhận một không gian sang trọng, hoành tráng, hay nhẹ nhàng, trẻ trung…? Phong cách mà chúng ta chọn ở giai đoạn này sẽ quyết định điều đó. Đôi khi các nhà thiết kế không cần tìm ý tưởng chủ đề của riêng mình, mà đưa ra các phong cách tiêu biểu như cổ điển, hiện đại v.v..

 

 

thieke_noithat_lagi_3

 

thieke_noithat_lagi_4

 

Các mẫu thiết kế nội thất theo phong cách sang trọng, cổ điển.

 

 

thieke_noithat_lagi_5

 

thieke_noithat_lagi_6

 

Các mẫu thiết kế nội thất theo phong cách hiện đại, nhẹ nhàng.

 

Đi theo một trong số những khuynh hướng này, chúng ta đã có sẵn một số gợi ý về mặt chi tiết, màu sắc…. Từ dó, dựa vào tư duy sáng tạo của nhà thiết kế, họ sẽ điều chỉnh, phối kết hợp các yếu tố đó lại để đạt được yêu cầu chung nhất mà chủ đầu tư đưa ra.

 

Một yếu tố quan trọng trong việc tìm phong cách là phong cách nội thất của nhà thiết kế nội thất không thể mâu thuẫn với phong cách mà kiến trúc sư đã gửi gắm vào công trình. Một công trình có cấu trúc thanh thoát, đơn giản và hiện đại không nên có không gian nội thất đầy gờ chỉ, vòm cuốn rườm rà.

 


Trang thiết bị chức năng

 

Đây là những vật dụng phục vụ công năng của một không gian nội thất. Công việc thiết kế tạo dáng và bố trí bàn, ghế, tủ… không chỉ phục vụ cho công năng sử dụng mà còn là yếu tố quan trọng để tạo ra phong cách kiến trúc. Chẳng hạn phòng khách thì nhất định phải có bộ bàn ghế để tiếp khách, phòng ngủ không thể thiếu giường và tủ quần áo... Ngoài bàn ghế, các trang thiết bị khác như màn cửa, đèn chiếu sáng, thảm trải trên sàn, kệ sách, khăn trải bàn… vừa đảm nhận chức năng phục vụ nhu cầu sử dụng, vừa đóng góp vào thẩm mỹ chung cho không gian nội thất.

 

thieke_noithat_lagi_7

 

Thiết kế phòng khách với TV, bàn ghế, vv

 

 

thieke_noithat_lagi_8

 

Thiết kế phòng ngủ trang nhã.

 

Một phòng ngủ cho người lớn, từ kích thước trang thiết bị, màu sắc cho đến phong cách…. phải khác phòng ngủ trẻ em. Và không gian nội thất để cho một em trai hiếu động cũng phải khác một em gái nhẹ nhàng. Đặc biệt, khi trang trí nội thất cho một nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm v.v…, đối tượng sử dụng mà nhà tư vấn thiết kế kiến trúc nghiên cứu không chỉ là người đặt hàng bạn mà còn là những khách hàng tương lai của nơi đó – những người mà chúng ta không thể gặp gỡ hay trực tiếp hỏi han. Lúc này, hiểu biết về xã hội, tâm lý, óc phán đoán của người thiết kế trở thành yếu tố quan trọng quyết định thành công của thiết kế.

 

thieke_noithat_lagi_9

Thiết kế phòng ăn đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế.

 

 

thieke_noithat_lagi_10

 

Thiết kế một nhà hàng hiện đại.

 

 

thieke_noithat_lagi_11

 

Một nhà hàng được thiết kế theo phong cách cổ điển và sang trọng.

 

 

thieke_noithat_lagi_12

 

Thiết kế quán cafe với 3 gam màu chủ đạo  làm nổi bật không gian quán.

 

 

thieke_noithat_lagi_13

 

Một quán bar với phong cách thiết kế đậm nét Châu Âu.

 

 

thieke_noithat_lagi_14

 

Thiết kế văn phòng hiện đại, tận dụng tối đa không gian, nhưng vẫn thoải mái.

 

 

Vật thể trang trí

 

 

Để tăng thêm sự phong phú và sinh động cho không gian nội thất, người thiết kế thường hay đưa vào tác phẩm của mình các vật thể trang trí như tranh ảnh, tượng, lọ hoa... dù các vật thể này không có chức năng sử dụng cụ thể ngoài mục đích trang trí nhưng lại giúp tăng thêm sức sống cho căn nhà của bạn.

 

 

thieke_noithat_lagi_14

 

Một bức tranh vẽ trang trí cho quán cafe.

 

 

thieke_noithat_lagi_16

 

Lọ hoa và những khung tranh nhỏ được dùng để trang trí trong phòng khách. 

 

 

Ánh sáng


Dù không phải là một vật thể có thể “sờ” được, có một yếu tố rất quan trọng đối với không gian nội thất: ánh sáng. Ánh sáng sử dụng trong việc trang trí nội thất bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên được cung cấp chủ yếu thống qua hệ thống cửa, bởi vậy người thiết kế, ngay từ bước đầu tiên phải nghiên cứu yếu tố tự nhiên của khu đất xây dựng về hướng đất, hướng ánh sáng tự nhiên, hướng gió để từ đó có được sự bố trí hợp lý về thông thuỷ. Tạo cho ngôi nhà có được sự thông thoáng và có được ánh sáng tự nhiên một cách hài hoà, khoa học.

 

 

Đối với ánh sáng nhân tạo, chủ yếu sử dụng hệ thống đèn điện, hiện nay trên thị trường các loại đèn nội thất rất phong phú và đa dạng về kiểu cách, chất lượng cũng như về cường độ. Tuy nhiên chúng ta phải có được một sự nghiên cứu bố trí một cách khoa học cũng như có được sự sáng tạo riêng cho từng căn phòng của mỗi ngôi nhà kết hợp với yếu tố tâm sinh lý, sở thích của người sử dụng.

 

thieke_noithat_lagi_17

 

Một ngôi nhà cần phải tận dụng được nguồn ánh sáng thiên nhiên.

 

 

thieke_noithat_lagi_18

 

Cũng như phối hợp ánh sáng nhân tạo một cách linh hoạt.

 

 

 

Âm thanh


Có một yếu tố khác, thú vị ở chỗ bạn vừa không “sờ” được và cũng chẳng “thấy” được, nhưng lại hỗ trợ rất đắc lực để tăng cảm xúc cũng như tính lãng mạn của một số công trình thiết kế nội thất. Đó là âm thanh. khoa học đã chứng minh các loại âm thanh dễ chịu tạo ra cảm giác hạnh phúc giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng. Âm thanh có tác động đến tinh thần và góp phần chi phối cuộc sống của con người và kích thích sự phát triển của não bộ. Do vậy, thiết kế nội thất nghệ thuật cao đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn với sức mạnh của âm thanh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong các không gian sống.

 

 

 thieke_noithat_lagi_19

 


Chất liệu, vật liệu của tương lai


Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, đang mang đến hơi thở mới cho các công trình kiến trúc cũng như trang trí nội thất.


Nếu trở thành một nhà thiết kế nội thất trong tương lai, bạn không chỉ cân nhắc vấn đề phong cách nghệ thuật, mà còn phải quan tâm đến hàng loạt các vấn đề thời đại như môi trường sinh thái, năng lượng mặt trời, sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng.

 

 

thieke_noithat_lagi_14

 

Những mẫu trang trí đẹp mắt được tái chế từ các vỏ chai.

 

Để cuộc sống luôn tươi mới, sức khỏe và giảm stress vào mỗi sáng thức dậy hay khi tan sở về nhà. Để có một chỗ ngồi làm việc, một không gian mua sắm thú vị… Những điều này luôn đòi hỏi phải có một quá trình tư duy, sáng tạo và vốn kinh nghiệm quý báu của các nhà thiết kế nội thất.

 

Bài có sự tư vấn của nhà thiết kế nội thất Nguyễn Thụy Mai Trâm - tốt nghiệp cử nhân khóa Trang trí nội thất-ngoại thất Đại Học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại chị đang thiết kế nội thất với Group Ma TaMor. Chị đã tham gia bộ phận thiết kế một số công trình tiêu biểu khi làm ở Prime Construction như:  villa Le Gia Trang, Sheraton, Jen Capital, VIB Bank….